Để hoạt động tìm kiếm việc làm tiến triển tốt và đem lại một kết quả như mong muốn, “Định hướng nghề nghiệp” đóng vai trò hết sức quan trọng. Bài viết dưới đây xin giới thiệu chi tiết về bước Định hướng nghề nghiệp này.
Định nghĩa Định hướng nghề nghiệp
Định hướng nghề nghiệp là việc tìm hiểu chi tiết đặc trưng của từng ngành nghề và hiểu được chính xác những thông tin đó. Tại Nhật Bản, có rất nhiều ngành nghề khác nhau như sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và bán lẻ, dịch vụ, thông tin truyền thông,… Trong đó, mỗi ngành nghề lại có đặc điểm, văn hóa và phong cách làm việc khác nhau. Để có thể tìm được một công việc phù hợp, bước đầu tiên cần đầu tư thời gian định hướng nghề nghiệp.
Mục đích Định hướng nghề nghiệp
Định hướng nghề nghiệp nhìn chung bao gồm 3 mục đích sau:
- Có cái nhìn tổng quát về các lĩnh vực ngành nghề
- Nắm bắt được đặc trưng của từng ngành nghề (tính lâu dài, tính ổn định, phong cách làm việc, …)
- Tập trung vào lĩnh vực mà mình quan tâm
Trước hết, cần có cái nhìn tổng quát về các ngành nghề tại Nhật Bản. Sau đó, cần hiểu rõ đặc trưng của từng ngành: tính lâu dài, tính ổn định, phong cách làm việc, nét độc đáo của công việc, những đối tượng nào phù hợp với công việc, … Cuối cùng, dựa trên những yếu tố đó để thu hẹp phạm vi loại hình công việc quan tâm.
“Tại sao bạn lại muốn làm công việc này?” –đây là một câu hỏi hết sức phổ biến trong các buổi phỏng vấn việc làm. Vì vậy, để có thể đưa ra một câu trả lời thuyết phục, hãy dành thời gian tìm hiểu kĩ về điểm thu hút của công việc ấy khi định hướng nghề nghiệp.
Bí quyết Định hướng nghề nghiệp
Khi định hướng nghề nghiệp, cần chú ý 2 điểm sau đây:
- Trước tiên, tìm hiểu khát quát, “rộng và nông”
- Tiếp theo, tìm hiểu chi tiết, “hẹp và sâu”
Điểm quan trọng trước hết đó là có một cái nhìn bao quát về các ngành nghề tại Nhật Bản, không xét đến việc bạn có đang quan tâm đến công việc nào hay không. Đừng quá để tâm đến quan điểm của những người đi trước ngay từ ban đầu, mà hãy tìm hiểu cả những công việc bạn cho rằng bản thân không có hứng thú. Bởi trong quá trình định hướng việc làm, rất có khả năng bạn sẽ tìm thấy những điểm hấp dẫn mà trước đó vốn không hề nghĩ đến.
Sau bước tìm hiểu khái quát và có thể thu hẹp được phạm vi ngành nghề quan tâm, hãy thử tìm hiểu chi tiết về từng ngành cụ thể. Hãy tìm hiễu kĩ lưỡng về những thông tin như quy mô thị trường lao động, triển vọng nghề nghiệp, ngành nghề đó có những vị trí công việc cụ thể gì, phù hợp với những người như thế nào hay mức lương cơ bản ra sao.
Phương pháp Định hướng nghề nghiệp
Những cách thức chủ yếu để định hướng nghề nghiệp như sau:
- Thu thập thông tin qua Internet, sách báo
- Tham gia các buổi hội thảo về định hướng nghề nghiệp
- Tham gia các buổi giới thiệu về công ty
- Tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm
Trước tiên, tìm hiểu thông tin khái quát thông qua Internet, sách báo rồi từ đó thu hẹp phạm vi những ngành nghề quan tâm. Tiếp theo, tham gia các buổi hội thảo về định hướng việc làm cũng như các buổi giới thiệu về công ty để thu thập những thông tin không đăng tải công khai trên Internet hay sách báo. Bên cạnh đó, tham khảo ý kiến, hỏi thăm kinh nghiệm trực tiếp từ những người đi trước về môi trường làm việc thực tế.
Những trang web hỗ trợ Định hướng nghề nghiệp
Thông thường, các trang web giới thiệu thông tin tuyển dụng sẽ đồng thời đăng tải những nội dung liên quan đến định hướng nghề nghiệp nhằm hỗ trợ sinh viên đang trong quá trình tìm kiếm việc làm. Những trang web này sẽ giúp bạn tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả về các ngành nghề khác nhau. Dưới đây là một số trang web tham khảo:
Kết luận
Có thể nói, Định hướng nghề nghiệp không chỉ giúp trang bị kiến thức sâu rộng về công việc, tăng khả năng thích ứng với những yêu cầu của công việc, tránh “vỡ mộng” khi đi làm sau này, mà còn giúp đưa ra những câu trả lời phỏng vấn thuyết phục về nguyện vọng làm việc, nhờ đó tăng tỉ lệ thành công tìm được một công việc phù hợp, yêu thích. Bởi vậy, hãy chắc chắn đầu tư đủ quỹ thời gian để có thể định hướng việc làm một cách nghiêm túc.
Cẩm nang hướng dẫn tìm việc dành cho du học sinh người nước ngoài
- Đặc trưng hoạt động tìm việc tại Nhật Bản
- Văn hoá tuyển dụng tại công ty Nhật Bản là gì?
- Kế hoạch tìm việc tại Nhật Bản
- Phân loại doanh nghiệp Nhật Bản và Ưu – Nhược điểm
- Thực trạng du học sinh nước ngoài làm việc tại Nhật Bản
- Bạn cần biết: Nhu cầu tuyển dụng nhân lực người nước ngoài tại doanh nghiệp Nhật Bản
- Phân tích bản thân
- Nghiên cứu ngành nghề
- Cách viết CV
- Entry Sheet
- Thi viết
- Thủ tục thay đổi tư cách lưu trú
- Về hoạt động tìm việc sau khi tốt nghiệp
- Quá trình từ khi nhận được Naitei (Thư mời làm việc) cho đến khi vào công ty