Tin tức

Cảm nhận thực tế có sự phân biệt khi sàng lọc tuyển dụng, 40% dựa vào quá trình học tập, 28% dựa vào giới tính. Điều tra của Tổng Công đoàn Nhật Bản (Rengo)

Theo luật ổn định nghề nghiệp của Nhật Bản có quy định, khi sàng lọc tuyển dụng phải tôn trọng nhân quyền của người ứng tuyển và chỉ được đánh giá dựa theo năng lực và mức độ phù hợp với công việc. Vì vậy, phía doanh nghiệp không được phép đặt những câu hỏi hoặc thu thập những thông tin không liên quan đến mức độ phù hợp hay năng lực của ứng viên.

Để điều tra thực trạng này, Tổng Công đoàn Nhật Bản (gọi tắt là Rengo) đã tiến hành cuộc điều tra “sự phân biệt trong tuyển dụng việc làm” và công bố kết quả vào ngày 15 tháng 5 vừa qua.

Cuộc khảo sát này lấy đối tượng là 1,000 người gồm cả nam và nữ trên toàn nước Nhật trong độ tuổi từ 18 đến 29 tuổi rong vòng 3 năm gần đây tham gia kỳ thi.

Kết quả khảo sát cho thấy, khi tham gia hoạt động tìm việc, 40% ứng viên cảm thấy các doanh nghiệp sàng lọc theo quá trình học tập, 28% cảm thấy có sự phân biệt theo giới tính. Sàng lọc theo quá trình học tập nghĩa là phân loại, lưa chọn ứng viên dựa theo tên trường họ tốt nghiệp.

Xét nội dung cuộc khảo sát một cách chi tiết hơn sẽ thấy 32.2% ứng viên tốt nghiệp trình độ THPT, 58.0% ứng viên trình độ đại học, trung cấp chuyên nghiệp trả lời rằng: “để tiến hành tuyển chọn, nhà tuyển dụng yêu cầu nộp CV theo mẫu riêng của doanh nghiệp”. Kỳ thi tuyển chọn dành cho ứng viên trình độ THPT được quy định phải sử dụng mẫu giấy tờ THPT trên toàn quốc, ứng viên trình độ đại học sẽ sử dụng CV được xây dựng dựa theo tiêu chuẩn JIS.

就職差別に関する調査2019 図1 就職差別に関する調査2019 図2

Liên quan đến những hồ sơ phải nộp để tuyển chọn, 19.4% ứng viên trả lời rằng “bị yêu cầu nộp bản sao sổ hộ khẩu” vốn là, 48.6% trả lời “phải nộp giấy khám sức khoẻ”. Đây là thủ tục mà bình thường không được chấp nhận khi yêu cầu ứng viên.

就職差別に関する調査2019 図3 就職差別に関する調査2019 図4

Về nội dung điền trong hồ sơ ứng tuyển hoặc tờ khai thông tin đầu vào, 91.2% trả lời là có mục “giới tính”, 56.4% có mục “nơi sinh, quê quán”.Ngoài ra còn có các mục như, “thành phần gia đình” 35.9%, “nơi ở, tình trạng tài sản” 21.8%, “bản đồ xung quanh nơi ở, môi trường nơi ở” 19.9%, “nghề nghiêp, thu nhập của gia đình” 15.8%, “nhân vật bạn kính trọng” 12.3%, “Đảng phái bạn ủng hộ” 4%, “tôn giáo” 3.6%. Những nội dung này là thông tin cá nhân, không liên quan gì tới mức độ phù hợp của ứng viên với công việc, vì thế sẽ không được phép thu thập khi tuyển dụng.

就職差別に関する調査2019 図5

Tiếp theo, liên quan đến câu hỏi gặp phải khi tham gia phỏng vấn, chiếm tỉ lệ cao nhất là “có thể luân chuyển công tác không”với 42.3%. Theo sau đó là “thành phần gia đình” 39.1%, “có làm thêm giờ hoặc đi làm vào ngày nghỉ được không” 34.7%, “quê quán, nơi sinh” 31.4%, “giới tính” và “người bạn kính trọng” cùng có tỉ lệ là 18.9%.

就職差別に関する調査2019 図6

Ngoài ra, còn có các câu hỏi liên quan đến tình trạng hôn nhân, thai sản như: “đã kết hôn hay độc thân” 16.5%, “sau khi kết hôn hoặc sinh con có tiếp tục đi làm không” 14.2%, “dự định khi nào kết hôn” 11.5% ..v…v… Thêm vào đó, có những câu hỏi khác như “bạn có kỳ thị ý thức nhận dạng về giới tính của mình có gi khác thường không” 3.3%, “xác nhận về xu hướng giới tính” 3.1%, “đảng phái bạn ủng hộ” 2.9%, “tôn giáo” 2.7%. Cũng giống như hồ sơ ứng tuyển, câu hỏi khi phỏng vấn cần chú ý tránh đưa ra nội dung không liên quan đến năng lực hoặc mức độ phù hợp của ứng viên với công việc. Tuy vậy trên thực tế có ít doanh nghiệp ý thức và làm được điều này.

Tiếp theo là câu hỏi về sự nhìn nhận của những người tham gia khảo sát. Khi đưa ra hàng loạt những nội dung khác nhau và hỏi người trả lời khảo sát đâu là câu hỏi mà nhà tuyển dụng không nên đề cập đến. Kết quả như sau: 66.5% lựa chọn “tôn giáo”, 61.9% “đảng phái bạn ủng hộ”, 52.6% “nghề nghiệp/thu nhập của thành viên trong gia đình”. Chiếm tỉ lệ thấp nhất là “người bạn kính trọng” chiến 12.9%. Toàn bộ nội dung đưa ra đều là câu hỏi mà các nhà tuyển dụng không được đề cập khi phỏng vấn, tuy nhiên có thể thấy có khác biệt trong sự nhìn nhận của người ứng tuyển với các câu hỏi này.

就職差別に関する調査2019 図7

Hơn thế nữa, trong số 842 người trả lời rằng biết ít nhất 1 câu hỏi mà nhà tuyển dụng không nên đề cập khi phỏng vấn, khi được hỏi họ tìm hiểu thông tin đó bằng cách nào,
35.0% “tìm hiểu qua mạng” chiếm tỉ lệ cao nhất, 29.9% “được dạy ở trường”, 16.9% “xem trên tivi”.

就職差別に関する調査2019 図8 就職差別に関する調査2019 図9

Thêm vào đó, có 14.5% trả lời rằng khi tham gia phỏng vấn trong kỳ thi tuyển dụng đã gặp phải những câu hỏi/phát ngôn gây khó chịu. Cụ thể là những câu hỏi liên quan đến vấn đề tình yêu, hôn nhân như “vì là phụ nữ nên khi sinh con, nuôi con nhỏ chắc sẽ nghỉ việc nhỉ”, “có người yêu chưa, bao lâu rồi chưa có người yêu”..v..v.. Cũng có nhiều câu hỏi về gia đình như “lĩnh vực này hoàn toàn khác với nghề nghiệp của gia đình, tại sao lại ứng tuyển”, hay về ngoại hình như thấp, béo … Có vẻ như, ngoài những câu hỏi không lien quan đến mức độ phù hợp và năng lực của ứng viên thì cũng có những phát ngôn thể hiện rõ ràng sự phân biệt.

就職差別に関する調査2019 図10

Khi đưa ra câu hỏi đã ứng tuyển ngành nghề nào đối với 145 ứng viên từng gặp phải câu hỏi, phát ngôn khó chịu, 17.9% trả lời đã ứng tuyển “ngành dịch vụ (ăn uống, du lịch, khách sạn, ngành khác” chiếm tỉ lệ cao nhất. Tiếp theo lần lượt là “ngành chế tạo, cơ khí (Thép, đóng tàu, ô tô, kim loại màu, máy kim loại, máy nói chung, máy điện, máy vận tải, máy móc công nghệ cao” chiếm 16.6%, “tài chính, bảo hiểm, bất động sản” chiếm 13.1%.

就職差別に関する調査2019 図11

Trong hoạt động tìm kiếm việc làm nói chung, 40.2% ứng viên trả lời rằng “cảm thấy có sự sàng lọc dựa vào trình độ học vấn”. Trong số những ứng viên đó, xét theo tỉ lệ giới tính, nam giới 44.4%, nữ giới 36.0%.
Xét theo trình độ học vấn cao nhất, 25.2% tốt nghiệp THPT, 18.9% tốt nghiệp cao đẳng/trung cấp chuyên nghiệp, 46.4% tốt nghiệp đại học/cao học hệ 4 năm. Dường như có nhiều người tốt nghiệp đại học/cao học cảm thấy rằng tên trường đại học có sức ảnh hưởng đến việc phỏng vấn tuyển dụng.

就職差別に関する調査2019 図12 就職差別に関する調査2019 図13

Bên cạnh đó, 28.3% trả lời rằng “cảm thấy có sự phân biệt về giới tính”, tương đương 283 người. Khi hỏi những người này cụ thể tại sao cảm thấy như vậy, 43.8% cho biết “số lượng dự định tuyển dụng nam giới và nữ giới khác biệt”, 39.9% trả lời rằng “công việc tuyển dụng nam giới và nữ giới khác nhau (nam giới làm công việc tổng hợp, nữ giới làm công việc bình thường”, 39.9% trả lời rằng “kì tuyển dụng đã tham gia chỉ dành cho nam giới hoặc nữ giới”. Luật bình đẳng cơ hội tuyển dụng nam nữ giới có nghiêm cấm việc phân biệt giới tính khi đăng tuyển, tuyển dụng người lao động. Tuy nhiên, có vẻ không ít người đã từng cảm thấy có sự phân biệt về giới tính trong điều kiện tuyển dụng.

Sàng lọc tuyển dụng cũng là dịp ứng viên có thể xem xét kĩ hơn về doanh nghiệp. Những ai đang tìm kiếm việc làm có thể tham khảo kết quả điều tra lần này để xác nhận xem người phụ trách tuyển dụng có ứng xử phù hợp với mình hay không. Từ đó có lựa chọn chính xác hơn khi tìm việc.

[Trang liên quan] Quy tắc tuyển dụng, sàng lọc | Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản

Hai thẻ thay đổi nội dung bên dưới.

jopus Phòng biên tập

Chúng tôi giới thiệu về các xu hướng mới nhất liên quan đến việc làm hay chuyển việc tại Nhật, thủ tục làm visa, những kiến thức liên quan tới tìm kiếm việc làm như viết CV hay đối ứng trong vòng phỏng vấn, những trang. Jopus là một kênh truyền thông nhằm hỗ trợ tìm việc làm cho các bạn du học sinh người nước ngoài hoặc người đi làm muốn (hoặc đang) làm việc tại Nhật / web giới thiệu việc làm hay những dịch vụ hỗ trợ chuyển việc.