Trong các hình thức tuyển dụng, ngoài nhân viên chính thức và nhân viên làm thêm còn có “nhân viên phái cử”. Nhân viên phái cử là những người đã đăng ký với công ty phái cử sau đó tới làm việc tại doanh nghiệp phái cử chỉ định. Ngày 23/4 vừa qua, công ty cổ phần En-Japan, một công ty đang vận hành trang thông tin tuyển dụng phái cử haken.en, đã công bố kết quả điều tra liên quan đến mức lương (tính theo giờ) của đối tượng là những người hiện tại đang làm việc với tư cách là nhân viên phái cử .
Theo kết quả điều tra, 26% nhân viên phái cử được tăng lương, con số này ít hơn 1% so với năm ngoái. Thêm vào đó, số người đã tiến hành thương lượng mức lương là 18%, ít hơn 4% so với năm ngoái. Đứng top 3 trong những biện pháp để tăng lương là: “làm công việc có lương theo giờ cao”, “làm nghề phụ, làm 2 việc cùng lúc”, “nâng cao thành tích trong công việc”.
Xét một cách chi tiết hơn, trong câu hỏi về “mức lương khi so sánh với cùng kỳ năm ngoái”, 26% số người trả lời là “đã tăng lên”, ít hơn 1% so với kết quả cuộc điều tra năm 2018. Trong số đó, có 17% là “lương tăng mà không cần thương lượng” và 9% là “lương tăng sau khi thương lượng”.
Xét về mức lương theo giờ được tăng sau khi thương lượng , chiếm tỷ lệ cao nhất 41% là mức “từ 10 đến 50 yên”, theo sau đó lần lượt là “trên 151 yên” với 27% và “từ 51 đến 100 yên” với 22%.
Tiếp theo đó, số người đã tiến hành thương lượng mức lương là 18%, ít hơn 4% so với năm ngoái. Trong đó, tỷ lệ số người “tăng lương sau khi thương lượng” và “không được tăng lương dù đã thương lượng” đều cùng ở mức 9%.
Xung quanh việc thương lượng mức lương, những người “tăng lương mà không qua thương lượng” cho biết “việc tăng lương dựa trên kết quả cuộc đánh giá hàng năm”, “vì được đánh giá là không mất nhiều thời gian đào tạo do đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp đang làm”. Những người “tăng lương sau khi thương lượng” cho biết “sau khi trao đổi với người phụ trách của công ty phái cử thì cùng với việc mức lương theo giờ tăng lên thì cũng được trợ cấp chi phí đi lại”, “đã thuơng lượng bằng cách kể ra chính xác lượng công việc mình đã nắm được và so sánh thành quả đó với nhân viên khác”
Những người “không được tăng lương dù đã thương lượng” trả lời rằng “mặc dù đã trao đổi với cấp trên về tình hình kinh nghiệm và số năm làm việc khá dài của mình, nhưng mức lương đã đạt đến giới hạn tối đa”, “mặc dù đã lấy lý do rằng vị trí công việc đòi hỏi có trách nhiệm cao vì vậy muốn tăng lương nhưng cuối cùng vẫn không được và đành phải giữ nguyên mức lương như hiện tại”. Những người “không thương lượng và cũng không được tăng lương” cho hay “phần lương tăng thì cũng kéo theo lượng công việc tăng”, “muốn tạo ra thành tích công việc hơn là đi thương lượng mức lương”.
Cuối cùng, ở câu hỏi về các biện pháp để tăng lương, tiếp tục giữ vị trí số 1 từ năm ngoái là “làm công việc có mức lương theo giờ cao” với 53%, tiếp theo đó lần lượt là “làm nghề phụ, làm 2 việc cùng lúc” với 28% và “nâng cao thành tích công việc” với 24%.
Tuy từng hình thức tuyển dụng việc làm mà nội dung công việc, vị trí làm việc và mức lương sẽ khác nhau. Do đó, những ai đang có ý định muốn làm việc với tư cách là nhân viên phái cử thì có thể tham khảo kết quả điều tra này để xem xét các điều kiện trong nguyện vọng của mình.
Cuộc điều ta lần này đã được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 3 năm 2019, với đối tượng là 445 người đang sử dụng haken.en và làm việc với tư cách nhân viên phái cử.
jopus Phòng biên tập
Bài mới nhất của jopus Phòng biên tập (Xem tất cả)
- 80% số người ở độ tuổi 20 tìm kiếm việc làm mới trong vòng 3 tháng. Thông tin theo khảo sát của Dip. - 8/30/2019
- Tình hình tuyển dụng tại thời điểm tháng 7 đối với sinh viên tốt nghiệp năm 2020 và sinh viên mới tốt nghiệp cho thấy, số lượng hồ sơ nộp vào và số lượng ứng viên tuyển chọn đều giảm so với năm trước. Theo khảo sát của Disco - 8/29/2019
- Cục xuất nhập cảnh thông báo về quan điểm tiếp nhận người lao động nước ngoài và tài liệu tóm lược tình trạng thiếu nhân lực. - 8/29/2019