Ngày 25 tháng 12 năm 2018, Công ty cổ phần Access Lead – công ty triển khai các dự án PR trường học, đã công bố kết quả “Điều tra bảng hỏi về hành động quyết định định hướng tương lai của lưu học sinh nước ngoài”.
Trước hết, về mục “Động cơ suy nghĩ về việc sẽ du học Nhật Bản”, câu trả lời nhiều nhất là “Có hứng thú với văn hóa Nhật Bản” chiếm 34.8%, trong đó nhiều người đưa ra ví dụ cụ thể là manga hoặc anime. Nếu kết hợp “Hứng thú với văn hóa Nhật Bản” cùng “Loại trường mong muốn theo học”, 67.7% người được hỏi có nguyện vọng học trường chuyên môn.
Câu trả lời nhiều tiếp theo là “Muốn học lên cao tại Nhật Bản”, trong đó người Trung Quốc chiếm 73.3%. Nếu kết hợp “Muốn học lên cao tại Nhật Bản” với từ khóa “Người Trung Quốc”, 63.6% người được hỏi có nguyện vọng cụ thể là học cao học. Mặt khác, chỉ có 4% số người Trung Quốc “Muốn tìm việc làm tại Nhật Bản”, số còn lại cho biết kế hoạch cho sự nghiệp của họ sẽ là về nước tìm việc làm sau khi học lên cao tại Nhật Bản.
Ngoài ra, về “Những khó khăn trong cuộc sống ở Nhật Bản”, bên cạnh việc Học tiếng Nhật, những khó khăn trong Chế độ tiền cọc/tiền lễ đặc thù của Nhật Bản, Hợp đồng và Sự thay đổi về gas và điện, “Tìm kiếm và chuyển chỗ ở” phức tạp đã được nêu ra. Về “Điều kiện khi tìm kiếm trường Nhật ngữ hiện đang theo học”, học viên có xu hướng chú trọng “Có người quen”, hoặc lựa chọn trường dựa trên những lý do như: có thể dựa vào người quen để tham khảo ý kiến nhà ở hoặc xin sống chung v.v…
Hơn nữa, nếu tách riêng câu trả lời theo giới tính, chỉ có nam giới cho rằng những công việc như “mua sắm” hay “việc làm bán thời gian” – Công việc cần giao tiếp với người Nhật hàng ngày, khiến họ cảm thấy khó khăn. Cụ thể là nam giới 3.8%, nữ giới 0.0%.
Về “Những điều chú trọng khi lựa chọn trường đại học hoặc trường chuyên môn Nhật Bản sẽ dự thi”, việc được quan tâm nhất là “Nội dung học tập”. Điều này có thể thấy rõ qua đặc điểm khu vực. Tại Trung Quốc nơi có nhiều lưu học sinh nhất, bên cạnh “Có thể học được do có hứng thú”, những người được hỏi lựa chọn “Tỷ lệ có việc làm cao” chiếm 16.7% tổng số người trả lời. Những người này ngay từ giai đoạn cân nhắc trường nguyện vọng, đã tìm luôn cho mình ngôi trường có thể nhìn thấy tương lai sau khi tốt nghiệp. Bên cạch đó, tại những nước không phải vùng chữ Hán như Nepal, Việt Nam, Mông Cổ, họ chú trọng đến việc “có thể tham gia lớp học bằng tiếng Anh”.
Cuối cùng, về “Điều kiện khi tìm kiếm trường Nhật ngữ hiện đang theo học”, đông đảo người chọn “Địa điểm trường học tiện lợi” với 48.5%. Nếu xét theo khu vực thì khu vực Đông Nam Á có 35.2% lựa chọn “Nội dung bài giảng phù hợp với bản thân”, 38.0% lựa chọn “Tỷ lệ học lên đại học cao”, cho thấy đang có xu hướng chú trọng đến chất lượng lớp học bên cạnh địa điểm học tập thuận lợi.
Đặc biệt, nếu giới hạn trong người Trung Quốc, 41.3% lựa chọn “Tỷ lệ học lên đại học cao”, chiếm số lượng đông nhất. Tại khu vực Nam Á, 25.0% lựa chọn “Có nhiều đồng hương”, 12.5% chọn “Có người quen”. Tại khu vực Trung Á, 50.0% lựa chọn “Có người quen”. Như vậy, với những người xuất thân từ khu vực ít lưu học sinh đến Nhật Bản, họ thích các trường học có nhiều đồng hương để dễ dàng trao đổi về cuộc sống và học tập.
Cuộc điều tra được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2018, với đối tượng là các học sinh người nước ngoài đang học tập tại các cơ quan dự bị đại học như trường Nhật ngữ ở Nhật Bản.
Dựa vào những xu hướng được làm rõ qua cuộc điều tra lần này, dự kiến phía nhà trường sẽ cung cấp chi tiết các điều kiện hấp dẫn như điểm mạnh và đặc trưng nhà trường, để việc kết nối với các lưu học sinh có nguyện vọng học lên đại học trở nên suôn sẻ hơn.
jopus Phòng biên tập
Bài mới nhất của jopus Phòng biên tập (Xem tất cả)
- 80% số người ở độ tuổi 20 tìm kiếm việc làm mới trong vòng 3 tháng. Thông tin theo khảo sát của Dip. - 8/30/2019
- Tình hình tuyển dụng tại thời điểm tháng 7 đối với sinh viên tốt nghiệp năm 2020 và sinh viên mới tốt nghiệp cho thấy, số lượng hồ sơ nộp vào và số lượng ứng viên tuyển chọn đều giảm so với năm trước. Theo khảo sát của Disco - 8/29/2019
- Cục xuất nhập cảnh thông báo về quan điểm tiếp nhận người lao động nước ngoài và tài liệu tóm lược tình trạng thiếu nhân lực. - 8/29/2019