Chuyên mục

Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) xoá bỏ các nguyên tắc về hoạt động tuyển dụng. Tổng hợp ý kiến tán thành, phản đối và lý do

Ông Hiroaki Nakanishi – chủ tịch KEIDANREN (Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản), tổ chức với thành viên gồm có gần 1,400 doanh nghiệp lớn tiêu biểu của Nhật Bản, đã có phát biểu chính thức về “Phương châm tuyển chọn ứng viên” quy định về thời điểm tuyển dụng ứng viên mới ra trường bắt đầu đi làm từ mùa xuân năm 2021. Nói cách khác phương châm này xoá bỏ các nguyên tắc về hoạt động tuyển dụng.

Trước đây, các doanh nghiệp gia nhập KEIDANREN phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc từ tháng 6 mới được bắt đầu tuyển chọn sinh viên năm 4. Tuy nhiên, xóa bỏ nguyên tắc về tuyển dụng đồng nghĩa với viêc chính phủ Nhật Bản sẽ đứng ra tiến hành xây dựng các quy định về tuyển dụng chứ không phải do KEIDANREN thực hiện như từ trước tới nay.

Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ phân tích các quan điểm tranh luận xoay quanh nguyên tắc tuyển dụng.

Tại sao ra đời các nguyên tắc tuyển dụng?

Vậy thì tại sao KEIDANREN lại thiết lập nguyên tắc giới hạn về thời gian tuyển dụng đối với các doanh nghiệp hội viên? Có 2 lý do chính như sau: Tránh gây ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên và Đảm bảo sự công bằng trong việc tuyển chọn ứng viên.

Các doanh nghiệp thực hiện tuyển dụng càng sớm hơn so với các doanh nghiệp khác để chọn được những ứng viên xuất sắc, sẽ càng khiến cho các bạn sinh viên vì quan tâm đến việc tham gia buổi giới thiệu của công ty, tham gia phỏng vấn v..v.. mà không thể tập trung vào việc học.

Ngoài ra, thống nhất thời điểm bắt đầu tuyển dụng của các doanh nghiệp vừa đảm bảo được tính công bằng giữa các doanh nghiệp, vừa nhằm mục đích nâng cao hiệu quả tìm việc làm cho các sinh viên.

Tại sao phải xoá bỏ các nguyên tắc về tuyển dụng?

Tuy nhiên, các nguyên tắc tuyển dụng này xét cho cùng chỉ là phương châm chung nên cho dù doanh nghiệp có vi phạm cũng sẽ không phải chịu phạt. Ngoài ra, các doanh nghiệp không thuộc KEIDANREN như: doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm..v..v… không cần phải tuân thủ nguyên tắc này. Chính vì vậy, nguyên tắc do KEIDANREN đề ra trở thành quy định cứng nhắc và kết quả là thực trạng đang tiếp diễn hiện nay là các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài lại nhanh tay tuyển được những ứng viên ưu tú.

Thêm vào đó, trước thực tế nền kinh tế dần tiến lên toàn cầu hoá, tốc độ thay đổi của thị trường nhanh chóng mặt thì hình thức tuyển dụng truyền thống đặc trưng của Nhật Bản không còn phù hợp với xu hướng chung của thế giới nữa.

Mục đích của việc xoá bỏ nguyên tắc tuyển dụng là, trong bối cảnh không còn rào cản về nguyên tắc, việc điều chỉnh hoạt động tuyển dụng một cách linh hoạt để phù hợp với nền kinh tế và sự thay đổi trong phong cách làm việc sẽ giúp tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Quan điểm tán thành/phản đối về việc xoá bỏ nguyên tắc tuyển dụng

Phần lớn các ý kiến đều ủng hộ việc xoá bỏ nguyên tắc tuyển dụng. Đã có những quan điểm tích cực như sau: “Khi tìm việc, thu thập thông tin là chìa khoá để thành công. Vì vậy, sớm bắt đầu tuyển dụng sẽ có lợi cho cả doanh nghiệp và sinh viên”, “doanh nghiệp có thể tiến hành tuyển dụng một cách linh hoạt hơn” …v..v..

Rõ ràng là ở quy trình tuyển dụng như hiện tại trong vòng vài tuần kể từ khi bắt đầu tuyển dụng, các doanh nghiệp đồng loạt đưa ra lời mời làm việc khiến ứng viên không có nhiều thời gian để suy nghĩ kỹ càng mà trong thời gian ngắn phải nhanh chóng đưa ra quyết định quan trọng quyết định có ảnh hưởng lớn tới tương lai của bản thân.

Ngược lại, khi mỗi doanh nghiệp tuyển dụng vào một thời điểm khác nhau, sinh viên có thể ứng tuyển vào thời điểm, giai đoạn nào phù hợp với bản thân. Như vậy họ sẽ không gặp phải bất lợi như trên, đồng thời cả doanh nghiệp và sinh viên đều có thể kết thúc đợt tuyển dụng với kết quả viên mãn.

Mặt khác, cũng có những ý kiến phản đối việc xoá bỏ nguyên tắc tuyển dụng như: “nếu xoá bỏ các nguyên tắc thì sẽ có sự thay đổi lớn trong quy trình tuyển dụng từ trước tới nay, trong một thời gian ngắn sinh viên sẽ bối rối”, “ bắt đầu tuyển dụng sớm sẽ ảnh hưởng xấu tới việc học tập của sinh viên”.

Ảnh hưởng xấu tới việc học tập của sinh viên chính là vấn đề mà các trường đại học quan ngại nhất. Nhiệm vụ chính của sinh viên là học tập, nếu vì tìm việc mà chểnh mảng việc học thì sẽ trở nên vô nghĩa. Để giải quyết vấn đề này, có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp cần thay đổi tiêu chuẩn tuyển dụng, đánh giá cao và tích cực tuyển những sinh viên chăm chỉ, có thành tích học tập tốt.

Kết luận

“Tuyển dụng sinh viên mới ra trường” là một trong những phong cách tuyển dụng đặc trưng của các doanh nghiệp Nhật Bản, đã hỗ trợ nền kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ phát triển cao độ. Cơ chế tuyển dụng này cùng với những cơ chế khác như: “chế độ nghỉ hưu”, “chế độ thâm niên”, “luân phiên làm các phòng ban” …v…v. là nền tảng tạo nên sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Hiện tại và sau này cùng với sự thay đổi về môi trường kinh tế, xã hội, các cơ chế này sẽ dần trở lên lạc hậu.

Từ đây, để duy trì và nâng cao sức cạnh tranh trên đấu trường quốc tế, các doanh nghiệp Nhật Bản cần coi việc tuyển dụng nhân lực ưu tú là điều tất yếu. Đồng thời điều chỉnh hoạt động tuyển dụng để theo kịp với tiêu chuẩn quốc tế cũng là điều cần thiết đúng không nào?

【Bài viết tham khảo】Phát ngôn của Chủ tịch Nakanishi tại buổi họp báo định kỳ

Hai thẻ thay đổi nội dung bên dưới.

jopus Phòng biên tập

Chúng tôi giới thiệu về các xu hướng mới nhất liên quan đến việc làm hay chuyển việc tại Nhật, thủ tục làm visa, những kiến thức liên quan tới tìm kiếm việc làm như viết CV hay đối ứng trong vòng phỏng vấn, những trang. Jopus là một kênh truyền thông nhằm hỗ trợ tìm việc làm cho các bạn du học sinh người nước ngoài hoặc người đi làm muốn (hoặc đang) làm việc tại Nhật / web giới thiệu việc làm hay những dịch vụ hỗ trợ chuyển việc.