Với những người lần đầu nghĩ đến làm việc tại Nhật thì có lẽ ai cũng đã từng nghĩ đến “Không biết làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản thì có cảm giác ra sao nhỉ?”
Một tài liệu có thể tham khảo để trả lời câu hỏi này là một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Adeko – dịch vụ lớn về hỗ trợ chuyển việc lớn, khảo sát này đã được thực hiện với 300 người nước ngoài đang làm việc tại doanh nghiệp Nhật với tư cách như là một nhân viên văn phòng bình thường.
Theo khảo sát của Adeko, 77% người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản đang hài lòng với công việc hiện tại. Vậy thì những người trả lời là đang hài lòng với công việc thì cụ thể họ hài lòng ở những điểm nào?. Có 5 lý do lớn nhất chính là: nội dung công việc, quan hệ con người, thời gian lao động, tính ổn định của nghề, và chế độ phúc lợi.
Dưới đây chúng tôi xin được phân tích và giới thiệu từng yếu tố này
5 điểm người nước ngoài đang hài lòng
Nội dung công việc
Nhiều doanh nghiệp Nhật tích cực tuyển dụng người nước ngoài nhằm mục đích tiến vào thị trường nước ngoài hay mở rộng công việc kinh doanh trên toàn cầu. Bởi vì tại Nhật có rất ít người có khả năng thông thạo tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Trung, hay những nhân sự quen với văn hóa nước ngoài, nên bất kể nghề nghiệp nào thì nhu cầu tuyển dụng những người nước ngoài có khả năng ngôn ngữ và có tư duy toàn cầu đang ngày càng mạnh mẽ.
Nhờ việc được giao những vị trí có thể tận dụng tối đa điểm mạnh mà người Nhật không có, người nước ngoài sẽ có nhiều khả năng hơn để làm những việc vừa đáp ứng được kỳ vọng của mọi người xung quanh, vừa thỏa mãn được nguyện vọng của bản thân mình.
Quan hệ con người
Trong doanh nghiệp Nhật Bản, có văn hóa trân trọng những mối quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau. Việc sau giờ làm, cùng đồng nghiệp đi uống cũng là một đặc trưng, và đó là việc tìm kiếm những mối quan hệ như người trong gia đình. Tùy mỗi người mà có thể sẽ cảm giác không hợp với những mối quan hệ “sến súa” kiểu như thế này, tuy nhiên có thể nói việc có được cảm giác yên tâm rằng mình được chấp nhận như một thành viên trong công đồng có một sức hút rất lớn.
Thời gian lao động
Có thể nhiều người có ấn tượng rằng doanh nghiệp Nhật Bản nói chung đều có thời gian làm thêm giờ nhiều, lao động trong thời gian dài và như là một biểu trưng cho việc chết vì làm việc quá sức. Tuy nhiên, gần đây, tình trạng này cũng đang được cải thiện, “cải cách cách làm việc” cũng đang được chính phủ chủ trương thúc đẩy, và rút ngắn giờ làm đang được tiến hành. Trong đó, cũng có những doanh nghiệp cấm làm thêm giờ, và tạo ra môi trường dễ làm việc.
Tính ổn định của việc làm
Theo pháp luật Nhật Bản, doanh nghiệp không được tùy tiện sa thải nhân viên mà không có lý do chính đáng. Sự ổn đinh về việc làm này là một trong những lợi thế to lớn khi làm việc cho các doanh nghiệp Nhật. Một khi bạn đã được nhận làm việc, bạn không cần phải lo về việc bị sa thải, vì vậy mà bạn có thể bình tĩnh và tập trung làm việc.
Chế độ phúc lợi
Doanh nghiệp Nhật Bản cũng có chế độ phúc lợi rất đầy đủ. Người nước ngoài cũng có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội, và không phải trả số tiền lớn khi ốm đau hay bị thương khi có bảo hiểm sức khỏe. Hơn nữa, ở doanh nghiệp Nhật Bản, chi phí đi lại của các bạn được chi trả, nên nếu trong phạm vi ngân sách, bạn có thể sử dụng phương tiện công cộng như tàu điện hay xe bus miễn phí kể cả trong ngày nghỉ.
3 điểm người nước ngoài cảm thấy chưa hài lòng
Mặt khác, không phải tất cả người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản đều cảm thấy hài lòng. Ba điểm không hài lòng nhất được đưa ra là “bất bình đẳng nam nữ”, “giao tiếp không trực tiếp”, “cách nói vòng vo khó hiểu”.
Bất bình đẳng nam nữ
Theo cuộc khảo sát được thực hiện bởi Teikoku Bank năm 2016, tỷ lệ nữ giới ở các vị trí quản lý trong doanh nghiệp được khảo sát là rất thấp, trung bình chỉ chiếm khoảng 6.6%. Chính phủ Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ nâng tỷ lệ nữ giới trong các vị trí lãnh đạo lên 30%, tuy nhiên, hiện trang đang rất xa vời so với mục tiêu đã đặt ra. So với các nước khác, khó có thể nói rằng nam giới và nữ giới có những cơ hội nghề nghiệp bình đẳng tại Nhật Bản.
Giao tiếp không trực tiếp
Ở Nhật Bản có một cụm từ là “Aun no kokyuu”. Nó có nghĩa là “dù chẳng nói lời nào nhưng vẫn có thể hiểu nhau”, nên ở một đất nước Nhật Bản – sự đa dạng của dân tộc và ngôn ngữ rất ít thì việc giao tiếp một cách gián tiếp có xu hướng tăng lên, điều này cũng tương tự trong các doanh nghiệp. Người nước ngoài cũng nhiều lúc bối rối với phong cách giao tiếp đặc biệt này của Nhật.
Cách nói vòng vo khó hiểu
Ở Nhật, người ta cho rằng việc từ chối trực tiếp là thô lỗ, nên ngay cả lúc cần nói “Không” thì sẽ nói “Không sao”. Thí dụ như lúc đưa ra đề án cho khách hàng, bị nói là “Tôi sẽ cân nhắc”, điều đó ở Nhật chắc chắn mang nghĩa là “Không”. Cách nói vòng vo này thực sự khó hiểu đối với người nước ngoài, và đôi khi sẽ cảm thấy stress vì những lúc phát sinh hiểu lầm.
Tóm lược
Các bạn cảm thấy thế nào? Bên cạnh việc người nước ngoài làm việc tại Nhật đang hài lòng với công việc hiện tại. bạn cũng đã hiểu thêm về cảm giác stress khi tiếp xúc với văn hóa hay phong cách giao tiếp đặc biệt ở Nhật.
Tất nhiên, tùy từng doanh nghiệp mà văn hóa cũng khác nhau, ở Nhật Bản cũng có rất nhiều công ty mà nữ giới làm việc năng động và thành công. Những bạn có hứng thú với việc làm tại Nhật, hãy tham khảo những ý kiến trên và tìm kiếm cho mình một công ty phù hợp nhé!
jopus Phòng biên tập
Bài mới nhất của jopus Phòng biên tập (Xem tất cả)
- 80% số người ở độ tuổi 20 tìm kiếm việc làm mới trong vòng 3 tháng. Thông tin theo khảo sát của Dip. - 8/30/2019
- Tình hình tuyển dụng tại thời điểm tháng 7 đối với sinh viên tốt nghiệp năm 2020 và sinh viên mới tốt nghiệp cho thấy, số lượng hồ sơ nộp vào và số lượng ứng viên tuyển chọn đều giảm so với năm trước. Theo khảo sát của Disco - 8/29/2019
- Cục xuất nhập cảnh thông báo về quan điểm tiếp nhận người lao động nước ngoài và tài liệu tóm lược tình trạng thiếu nhân lực. - 8/29/2019