Trước thực trạng Nhật Bản đang đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực do vấn đề già hoá dân số, chính phủ Nhật đang tích cực áp dụng chính sách tuyển dụng lao động người nước ngoài. Năm 2017, có 12 triệu người lao động nước ngoài đang làm việc tại Nhật, trong thời gian tới con số này dự kiến sẽ tăng theo cấp số nhân.
Tuy nhiên, không phải bất cứ ai có nguyện vọng đều được làm việc tại Nhật như ý muốn. Để làm việc tại Nhật người nước ngoài cần có tư cách lưu trú. Vì vậy trong bài viết lần này chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn chi tiết về các loại tư cách lưu trú.
Các loại tư cách lưu trú để làm việc tại Nhật Bản
Để làm việc tại Nhật bạn cần sở hữu một trong các loại tư cách lưu trú dưới đây. (※Tài liệu tham khảo: Website Cục quản lý xuất nhập cảnh Nhật Bản. Thông tin ở thời điểm hiện tại 8/2018)
No. | Loại tư cách lưu trú | Các hoạt động được phép thực hiện tại Nhật Bản | Ví dụ cụ thể |
1 | Ngoại giao(外交) | Hoạt động của những đối tượng như thành viên đoàn ngoại giao hoặc cơ quan lãnh sự của chính phủ nước ngoài do chính phủ Nhật Bản tiếp đón, người có đặc quyền và được miễn trừ theo điều ước hay hiệp định quốc tế như đại diện ngoại giao, cùng các thành viên gia đình của những người nêu trên. | Đại sứ, Công sứ, Tổng lãnh sự, thành viên đoàn đại biểu của chính phủ nước ngoài.v..v. và gia đình của họ |
2 | Công vụ(公用) | Hoại động của những đối tượng như người làm công vụ của chính phủ nước ngoài hay cơ quan quốc tế mà được chính phủ Nhật Bản công nhận, và thành viên gia đình của những người nêu trên. (Ngoại trừ hoạt động nêu ở mục “Ngoại giao” trong bảng này) | Nhân viên Đại sứ quán, Lãnh sự quán của chính phủ nước ngoàim người được cơ quan quốc tế phái cử đi thực hiện nhiệm vụ..v..v.. và gia đình của họ |
3 | Giáo sư (教授) | Hoại động nghiên cứu, hướng dẫn nghiên cứu hoặc giảng dạy ở các trường đại học, cơ quan tương đương đại học,cao đẳng tại Nhật Bản | Giáo sư đại học |
4 | Nghệ thuật(芸術) | Hoạt động Âm nhạc, Mỹ thuật, Văn học và những hoạt động nghệ thuật có thu nhập (ngoại trừ những hoạt động nêu ở mục “Hoạt động giải trí” trong bảng này) | Nhạc sĩ, Nhạc sĩ, Nhà văn, v..v.. |
5 | Tôn giáo(宗教) | Truyền giáo và những hoạt động tôn giáo khác của nhà tôn giáo mà đoàn thể tôn giáo của nước ngoài đã truyền bá đến Nhật | Nhà truyền giáo do các đoàn thể tôn giáo nước ngoài cử tới Nhật |
6 | Truyền thông(報道) | Phỏng vấn và những hoạt động truyền thông tiến hành theo hợp đồng với cơ quan truyền thông báo chí nước ngoài | Phóng viên, Quay phim của cơ quan truyền thông nước ngoài |
7 | Công việc chuyên môn chất lượng cao(高度専門職) | Nội dung hoạt động của nhân lực chất lượng cao được chia thành 3 loại: Hoạt động nghiên cứu học thuật trình độ cao, Hoạt động chuyên môn – kỹ thuật trình độ cao, Hoạt động kinh doanh – quản lý trình độ cao. Tuỳ theo đặc tính của từng loại hoạt động có yêu cầu mức điểm Trình độ học vấn, Kinh nghiệm làm việc, Thu nhập theo năm ..v..v.. khác nhau. Trường hợp đạt tổng điểm đạt mức tiêu chuẩn (70 điểm) sẽ được áp dụng chế độ ưu đãi trong quản lý xuất nhập cảnh | Hoạt động nghiên cứu học thuật trình độ cao, Hoạt động chuyên môn – kỹ thuật trình độ cao, Hoạt động kinh doanh – quản lý trình độ cao |
8 | Kinh doanh , Quản lý(経営・管理) | Hoạt động kinh doanh hay kinh doanh ngoại thương hay những ngành nghề khác tại Nhật Bản, hoặc đầu tư kinh doanh hay quản trị kinh doanh một lĩnh vực nào đó | Nhà kinh doanh, Nhà quản trị kinh doanh v..v… |
9 | Luật pháp, Kế toán(法律・会計) | Hoạt động liên quan đến luật pháp hay kế toán của luật sư chuyên ngành luật nước ngoài; chuyên viên kế toán có có bằng nước ngoài, người làm về kế toán có bằng hợp pháp | Luật sư, Chuyên viên kế toán được công nhận hành nghề chính thức |
10 | Y tế(医療) | Hoạt động y tế do bác sĩ, nha sĩ, và người làm về y tế có bằng hợp pháp | Bác sỹ, Nha sĩ, Y tá |
11 | Nghiên cứu(研究) | Hoạt động nghiên cứu theo hợp đồng với cac cơ quan công lập, dân lập tại Nhật Bản | Nhà nghiên cứ của các cơ quan có liên quan đến chính phủ hoặc các công ty tư nhân |
12 | Giáo dục(教育) | Hoại động giáo dục ngôn ngữ và các môn khác ở các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, trường hỗ trợ đặc biệt, trường chuyên nghiệp và các loại trường khác hoặc các cơ quan giáo dục tương đương với các trường nêu trên về mặt thiết bị và cơ cấu tại Nhật Bản | Giáo viên ngôn ngữ dạy ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông,v..v.. |
13 | Kỹ thuật, Nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế(技術・人文知識・国際業務) | Hoạt động làm việc cần kiến thức thuộc về Luật học, Kinh tế học, Xã hội học và những lĩnh vực liên quan đến Khoa học nhân văn hoặc tư tưởng và tri giác dựa trên cơ sở văn hoá nước ngoài. | Giáo viên ngôn ngữ của công ty tư nhân, người làm nghiệp vụ biên dịch phục vụ cho nghiệp vụ của công ty tư nhân, người làm nghiệp vụ marketing, người làm kỹ thuật như kỹ sư cơ khí, v…v.. , Phiên dịch viên, Nhà thiết kế v..v… |
14 | Chuyển công tác trong cùng công ty(技術・人文知識・国際業務) | Nhân viên đã làm cho văn phòng đại diện ở nước ngoài của cơ quan công lập, dân lập Nhật Bản gồm trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng khác đi chuyển công tác ở văn phòng khác ở trong nước Nhật để làm hoạt động nêu ở mục “Kỹ thuật, Nhân văn, Nghiệp vụ quốc tế” trong bảng này | Trường hợp người nước ngoài làm việc tại chi nhánh nước ngoài chuyển công tác về trụ sở chính hoặc chi nhánh nằm tại Nhật Bản |
15 | Điều dưỡng(介護) | Hoạt động điều dưỡng hoặc hướng dẫn điều dưỡng do người có bằng điều dưỡng thực hiện theo hợp đồng với cơ quan công lập, dân lập tại Nhật Bản | Nhân viên điều dưỡng |
16 | Hoạt động giải trí(興行) | Hoạt động giải trí như diễn kịch, biểu diễn văn nghệ và âm nhạc, thể thao và những hoạt động nghệ giải trí khác | Diễn viên, ca sỹ, người khiêu vũ, vận động viên thể thao.v..v.. |
17 | Kỹ năng(技能) | Hoạt động làm việc cần kỹ năng thuần thục của một số lĩnh vực đặc thù trong ngành sản xuất theo hợp đồng với cơ quan công lập, dân lập của Nhật Bản | Đầu bếp làm món ăn nước ngoài, Huấn luyện viên thể thao, Người thao tác điều khiển máy bay, thơi gia công trang sức.v..v.. |
18 | Thực tập kỹ năng(技能実習) | Được cấp phép để thực hiện hoạt động học tập kỹ năng về Nông nghiệp, Xây dưng, các loại ngành nghề chế tạo v..v.. | Thực tập sinh kỹ năng |
19 | Hoạt động văn hoá(文化活動) | Hoạt động học thuật hay nghệ thuật có thu nhập, hoạt động nghiên cứu chuyên môn về văn hoá hay kỹ nghệ độc đáo của Nhật Bản; hoặc tu nghiệp về những môn đó do chuyên gia hướng dẫn | Nhà nghiên cứu văn hoá Nhật Bản .v..v. |
20 | Cư trú ngắn hạn(短期滞在) | Hoạt động chỉ cần một thời gian ngắn ở Nhật như đi du lịch, điều trị, thể thao, thăm người thân, tham quan, nghe giảng, tham dự họp mặt, gặp gỡ trong công việc và các hoạt động tương tự | Khách du lịch, người tham gia hội nghị |
21 | Du học(留学) | Hoạt động học tập tại các trường Đại học, Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, Tiểu học hay Bộ phận Tiểu học của Trường hỗ trợ đặc biệt, trường chuyên nghiệp, các loại trường hay các cơ quan giáo dục tương đương với các trường nêu trên về mặt thiết bị và cơ cấu tại Nhật Bản | Học sinh, sinh viên các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên môn, trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học |
22 | Tu nghiệp(研修) | Hoạt động học tập tiếp thu kiến thức kỹ thuật và các kiến thức khác bằng cách được cơ quan công lập, dân lập của Nhật Bản tiếp nhận | Tu nghiệp sinh |
23 | Cư trú với gia đình(家族滞在) | Hoạt động hằng ngày của vợ, chồng, con được nuôi dưỡng bởi người có tư cách lưu trú tại Nhật | Vợ, chồng, con của người nước ngoài đang lưu trú tại Nhật |
24 | Hoạt động đặc biệt(特定活動) | Hoạt động được Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ định đặc biệt đối với từng cá nhân người nước ngoài | Nhà giúp việc của nhân viên ngoại giao, người lao động theo chế động Working-holiday, ..v…v.. |
Hạn chế về tư cách lưu trú
Ngoài ra, trường hợp muốn thực hiện hoạt động không giống tư cách lưu trú hiện tại đang sở hữu, mà nội dung hoạt động đó thuộc loại tư cách lưu trú khác thì người nước ngoài cần làm thủ tục thay đổi tư cách lưu trú và xin cấp phép của chính phủ Nhật Bản.
Cụ thể như sau, du học sinh muốn thực tập, làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản, hay chuyển sang làm việc ở lĩnh vực khác ..v..v.. cần tiến hành thủ tục thay đổi tư cách lưu trú.
Thêm vào đó, trường hợp thời hạn cư trú trên tư cách lưu trú hiện tại đã hết hạn nhưng vẫn muốn ở lại Nhật, người nước ngoài cần làm thủ tục gia hạn thời gian cư trú.