Ngày 18 tháng 3, Công ty cổ phần Cookbiz – một công ty điều hành trang web việc làm chuyên về ngành thực phẩm và đồ uống “Cookbiz”, đã công bố kết quả khảo sát về việc tuyển dụng nhân sự nước ngoài được thực hiện trên các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Liên quan đến tư cách lưu trú “Kỹ năng đặc định”, mặc dù hơn một nửa số doanh nghiệp được hỏi trả lời rằng “chỉ biết mỗi tên, không biết có tiếp nhận hay không” hoặc “không biết”, nhưng cũng có hơn một nửa số doanh nghiệp quan tâm đến việc tuyển dụng nhân sự nước ngoài với “Kỹ năng đặc định”. Ngoài ra, lý do hàng đầu của các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống đưa ra về việc không tuyển dụng nhân sự nước ngoài là “vì không có động cơ tuyển dụng”.
Về phương tiện thu thập thông tin liên quan đến tuyển dụng nhân sự nước ngoài, đứng vị trí đầu là 29.7% với câu trả lời “từ các phương tiện truyền thông đại chúng như TV, báo chí”, và 23.4% cho biết “không thu thập chút nào”. Rõ ràng là trước khi Luật quản lý xuất nhập cảnh sửa đổi có hiệu lực vào tháng 4 năm 2019, về phía nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống vẫn chưa thu thập đầy đủ thông tin chuyên môn cần thiết.
Về việc có đang tuyển dụng nhân sự nước ngoài trong 1 năm qua, 33.5% trả lời rằng “đang tuyển dụng cả nhân viên chính thức và nhân viên bán thời gian”, 27.9% “chỉ tuyển dụng nhân viên bán thời gian”, 3.1% “chỉ tuyển dụng nhân viên”, 35.4% “không tuyển dụng nhân sự nước ngoài”. Nhìn chung, 60% doanh nghiệp trở lên (bao gồm cả những doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên bán thời gian) đang tuyển dụng người nước ngoài, nhưng lại có một nửa số doanh nghiệp nhỏ có quy mô dưới 5 cửa hàng ăn uống không tuyển dụng. Điều này cho thấy quy mô doanh nghiệp cũng gây ra sự khác biệt về tình trạng tuyển dụng.
Về lý do không tuyển dụng người nước ngoài, câu trả lời nhận được nhiều nhất là “không có động cơ tuyển dụng.” Ngoài ra cũng có các lý do khác như “vì có vẻ không thể giao tiếp tốt do vấn đề ngôn ngữ” hoặc “vì không có nhân lực đào tạo và quản lý nhân sự nước ngoài”.
Bên cạnh đó, khi được hỏi về “những vấn đề gặp phải sau khi tuyển dụng nhân sự nước ngoài”, các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống đang tuyển dụng nhân sự nước ngoài hoặc đã tuyển dụng trong vòng một năm qua cho biết, 50.0% trong số họ “gặp vấn đề giao tiếp do rào cản ngôn ngữ”, 24.1% “không suôn sẻ trong việc quản lý và đào tạo” và “gặp khó khăn khi làm các thủ tục visa v.v…”, 15.7% cho biết nhân sự nước ngoài “dễ bỏ việc hơn nhân viên người Nhật Bản”, 13% “gặp khó khăn trong công tác chuẩn bị tiếp nhận như đối ứng ngôn ngữ trong Hướng dẫn việc làm”. Kết quả này cho thấy phần lớn doanh nghiệp gặp rào cản trong giao tiếp.
Về việc trang bị môi trường tiếp nhận nhân sự nước ngoài, 47.6% doanh nghiệp cho biết họ “chưa có phương án gì đặc biệt”, có vẻ như nhiều doanh nghiệp dù cảm nhận được những khó khăn vướng mắc, nhưng thực tế chưa biết nên làm gì và giải quyết thế nào.
Cuối cùng, về sự kỳ vọng vào việc tuyển dụng nhân sự nước ngoài trong tương lai, 73.4% doanh nghiệp mong rằng sẽ “giải quyết được vấn đề thiếu hụt lao động”, 50.0% cần nhân sự nước ngoài để “đối ứng với du khách nước ngoài”, 23.4% sẽ “thu hút du khách, phát triển sản phẩm dành cho du khách nước ngoài”, cho thấy họ kỳ vọng nhiều trong việc giải quyết đối ứng với du khách nước ngoài.
Cuộc khảo sát này được thực hiện trên Internet từ ngày 25/2 đến ngày 2/3 năm 2019, đối tượng khảo sát là 158 cửa hàng ăn uống trên toàn nước Nhật Bản.
jopus Phòng biên tập
Bài mới nhất của jopus Phòng biên tập (Xem tất cả)
- 80% số người ở độ tuổi 20 tìm kiếm việc làm mới trong vòng 3 tháng. Thông tin theo khảo sát của Dip. - 8/30/2019
- Tình hình tuyển dụng tại thời điểm tháng 7 đối với sinh viên tốt nghiệp năm 2020 và sinh viên mới tốt nghiệp cho thấy, số lượng hồ sơ nộp vào và số lượng ứng viên tuyển chọn đều giảm so với năm trước. Theo khảo sát của Disco - 8/29/2019
- Cục xuất nhập cảnh thông báo về quan điểm tiếp nhận người lao động nước ngoài và tài liệu tóm lược tình trạng thiếu nhân lực. - 8/29/2019